: TVO 24H: 2019-06-26 21:57:16

Lượt xem: 2575

Vụ Asanzo bán hàng không rõ nguồn gốc: Bộ Tài chính vào cuộc

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng chỉ đạo khẩn trương kiểm tra, xác minh thông tin báo chí phản ánh vụ việc Công ty cổ phần Điện tử Asanzo nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường Việt Nam. Đồng thời "làm rõ các vi phạm để xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật".

Ngày 25/6, Bộ Tài chính phát đi thông báo của Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ 389 Quốc gia về việc kiểm tra, xác minh thông tin chí phản ánh về Công ty CP Điện tử Asanzo.

Theo đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm tra, xác minh thông tin báo chí phản ánh về Công ty CP Điện tử Asanzo, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đã có ý kiến chỉ đạo.

Tiêu dùng & Dư luận - Vụ Asanzo bán hàng không rõ nguồn gốc: Bộ Tài chính vào cuộc

Bộ Tài chính vào cuộc vụ Asanzo lập lờ nguồn gốc hàng Trung Quốc-Việt Nam.

Bộ trưởng Dũng chỉ đạo Văn phòng thường trực BCĐ 389 Quốc gia khẩn trương chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh thông tin báoí phản ánh vụ việc Công ty cổ phần Điện tử Asanzo nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường Việt Nam.

“Làm rõ các vi phạm để xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật”, PLO dẫn thông báo.

Đồng thời, giao Tổng cục Hải quan chủ trì phối hợp với Tổng cục Thuế và các đơn vị liên quan rà soát việc thực hiện quản lý nhà nước đối với việc nhập khẩu các sản phẩm sản xuất tại nước khác nhưng gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường Việt Nam. 

Theo Bnews, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng giao Tổng cục Thuế rà soát báo cáo về quản lý thuế và các nội dung liên quan khác đối với Công ty cổ phần Điện tử Asanzo gửi Tổng cục Hải quan trước ngày 10/7/2019.

Yêu cầu 2 Tổng cục (Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế) phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo các Cục Hải quan, Cục Thuế các tỉnh, thành phố rà soát nhằm phát hiện các trường hợp tương tự và đề xuất các biện pháp thanh tra, kiểm tra, chống thất thu, nợ đọng thuế, chống chuyển giá, trốn thuế; đồng thời xem xét trách nhiệm của đơn vị để xảy ra tình trạng trốn thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước.

Tổng cục Hải quan chủ trì tổng hợp chung, trình Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/7/2019, Dân trí đưa tin.

Tiêu dùng & Dư luận - Vụ Asanzo bán hàng không rõ nguồn gốc: Bộ Tài chính vào cuộc (Hình 2).

CEO Asanzo Phạm Văn Tam.

Như Người Đưa Tin đã thông tin trước đó, chiều 25/6, đại diện Văn phòng bộ Công Thương cho biết, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã có chỉ đạo tất cả các đơn vị có liên quan trong Bộ rà soát đánh giá cụ thể về vụ việc Asanzo trước nghi án hàng Trung Quốc "đội lốt" hàng Việt.

Trong đó, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã yêu cầu các cơ quan có liên quan như: cục Xuất nhập khẩu, cục Công nghiệp, vụ Khoa học Công nghệ, vụ Thị trường trong nước, tổng cục Quản lý thị trường… tiến hành kiểm tra rà soát công tác quản lý nhà nước và chức trách nhiệm vụ được giao trong vụ việc này.

Từ đó, các cơ quan phải trình lãnh đạo bộ Công Thương những biện pháp cụ thể đảm bảo quyền và lợi ích của người tiêu dùng, đồng thời đảm bảo môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh...

Công ty Cổ phần Asanzo được thành lập vào cuối năm 2013 với nhà máy ban đầu có trị giá 20 triệu USD được xây dựng tại TP.HCM. 

Từ một doanh nghiệp sản xuất tivi, sau 5 năm, Asanzo trở thành tập đoàn có hơn 70 dòng sản phẩm điện tử, 7 nhà máy và hơn 2.000 cán bộ công nhân viên, 15.000 điểm bán hàng, 1.000 trạm bảo hành trên toàn quốc.

Năm 2015, Asanzo doanh thu đạt 1.200 tỷ đồng và năm tiếp theo đạt 2.500 tỷ đồng với 500.000 chiếc tivi được tiêu thụ. Đến năm 2017, Asanzo đã nâng doanh thu lên 4.600 tỷ đồng. Năm ngoái, Asanzo đạt doanh thu 6.250 tỷ đồng với hơn 4 triệu sản phẩm các loại được bán ra.

Gần đây, Asanzo vướng vào nghi án nhập hàng Trung Quốc sau đó "xé nhãn" rồi gắn mác "made in Vietnam". 

Đình Văn (THANHNIENVIET)

Bình luận