: TVO 24H: 2023-11-09 13:52:56

Lượt xem: 2176

Vạch trần sự thật ĐH Harvard dành 60 suất/năm cho con nhà giàu học kém

Dư luận đang xôn xao 'danh sách Z' đặc biệt của Đại học Harvard khi đại học này chấp nhận tuyển những sinh viên học kém là con nhà tài trợ lớn hoặc người có sức ảnh hưởng.

Tờ New York Post đưa tin Đại học Harvard vừa chuẩn bị 'danh sách Z' dành cho ứng viên có thành tích học kém nhưng là con của nhà tài trợ lớn hoặc người có sức ảnh hưởng trong xã hội.

Những sinh viên trong 'danh sách Z' được khuyên sẽ ứng tuyển sau khi nghỉ 1 năm. Khi đó, họ sẽ trở thành 'bóng ma dữ liệu', vì kết quả học kém nên không nằm trong danh sách báo cáo dành cho sinh viên năm nhất của trường. Theo cách làm này, thứ hạng của Đại học Harvard trên thế giới không bị ảnh hưởng.

giaoduc

Ảnh minh họa: New York Post

Bà Brian Taylor - đối tác chiến lược của công ty tư vấn giáo dục Ivy Coach (ở Manhattan, Mỹ), tiết lộ: "Đại học Harvard không muốn những sinh viên này ảnh hưởng đến thứ hạng của US News và World Report vì điểm GPA, nên sẽ gửi qua 'danh sách Z'. Hiểu đơn giản, danh sách này là sinh viên không đủ năng lực được nhận vào trường".

Theo thông tin từ Ivy Coach, mỗi năm có khoảng 60 sinh viên nằm trong 'danh sách Z'. Họ được Đại học Harvard gửi thư với nội dung sau: "Nhà trường sẽ xem xét việc nhập học của bạn vào năm sau". Cô Brian Taylor giải thích, các sinh viên này không cần nộp lại đơn ứng tuyển, chắc chắn sẽ có suất.

"Khoảng 2 năm/lần, tôi lại thấy có 1 khách hàng của mình được nhận vào 'danh sách Z'. Tôi ước tính số lượng này dưới 10% trong số sinh viên tôi làm việc đỗ vào Đại học Harvard. Thông thường, những khách hàng của tôi được đưa vào 'danh sách Z' sẽ là bạn thân hoặc gia đình của các nhà lãnh đạo trên thế giới hay nhà tài trợ lớn của trường", bà tiết lộ.

Người này không đồng ý với cách làm của Đại học Harvard. Vì có khả năng các trường khác sẽ lợi dụng điểm tương tự để thu hút sinh viên điểm kém nhưng gia đình có điều kiện.

Trước đó, cuối tháng 7, Bộ Giáo dục Mỹ thông báo mở cuộc điều tra về quyền công dân đối với chính sách tuyển sinh 'kế thừa' của Đại học Harvard. Theo đó, các nhóm cộng đồng người da đen và Mỹ Latinh (ở New England, Mỹ), nộp đơn khiếu nại lên Toà án Tối cao Mỹ. Họ phản ánh, gần 70% ứng viên Đại học Harvard có quan hệ gia đình với các nhà tài trợ hoặc là người da trắng.

Những thí sinh trên có khả năng trúng tuyển cao hơn khoảng 7 lần, chiếm gần 1/3 số sinh viên mỗi khoá. Tính riêng năm 2019, có khoảng 28% sinh viên của Đại học Harvard đỗ theo diện tuyển sinh 'kế thừa'. Khác với Đại học Harvard, cách làm phổ biến nhất của các trường hiện nay là thông qua việc chuyển trường. Bởi US News và World Report không tính số sinh viên chuyển trường trong bảng xếp hạng.

Cụ thể, Đại học Cornell thực hiện việc chuyển trường đảm bảo, những ứng viên có GPA thấp được yêu cầu học năm nhất ở trường khác, sau đó nộp đơn lại vào năm sau. Trường hợp, GPA năm nhất của sinh viên ở mức khá (điểm B) đảm bảo được nhận vào Đại học Cornell, với tư cách là sinh viên chuyển trường năm 2.

"Với tôi, đây không phải là việc làm đúng của Đại học Cornell. Bởi nó không công bằng với các trường đối thủ", bà Brian Taylor cho biết. Ngoài ra, gần đây Đại học Princeton và Columbia cũng tiếp nhận sinh viên chuyển trường theo hình thức này.

So với cách làm của Đại Harvard, bà ủng hộ việc áp dụng phương pháp chuyển trường vì: "Đối với những sinh viên có điểm GPA từ 3.0 trở lên, tôi tin sau này họ có khả năng phục vụ và cống hiến cho đất nước".

Nguồn Vietnamnet

Bình luận