: TVO 24H: 2022-06-24 18:46:43

Lượt xem: 2658

Sang quán vì Covid-19, vợ chồng 9X bất ngờ khi về quê khởi nghiệp

Tưởng như sẽ gặp khó khăn khi khởi nghiệp lại ở chính quê hương sau dịch Covid-19 nhưng cặp vợ chồng trẻ ở Bến Tre khá ngỡ ngàng khi mọi thứ khác nhiều so với nỗ lo lúc đầu.

Cú rẽ bất ngờ vì Covid-19

Đầu năm 2020, Huyền Trinh (27 tuổi) và Quốc Thái (28 tuổi) quê ở Bến Tre ra Phú Quốc để tìm kiếm cơ hội làm giàu. Cả hai có cơ duyên được sang lại một xe bánh mì Kebab của người quen. Huyền Trinh kể thời điểm trước dịch Covid-19 bùng phát, vì nằm ngay ở khu du lịch “thành phố không ngủ”, xe bánh mì của hai vợ chồng một ngày có thể bán từ 300-400 bánh. Số lượng bánh bán được này có thể đem về doanh thu hàng triệu đồng mỗi ngày - đây là điều mà Trinh chưa từng dám nghĩ tới.

 Huyền Trinh không còn loay hoay với những công việc ở thành phố, chị làm chủ cửa hàng thức ăn nhanh ở ngay tại chính quê hương mình

Trinh kể, chị tốt nghiệp một trường cao đẳng về ngành quản trị nhà hàng khách sạn ở TP.HCM. Suốt 2 năm sau khi ra trường, chị làm đủ nghề tại thành phố nhưng thu nhập rất bấp bênh. Khi thì cộng tác với công ty lữ hành để bán tour, khi thì đi tiếp thị nhưng đều không đều không thể ổn định.

Trong khi đó, Quốc Thái, chồng của Trinh từng làm nhân viên bán hàng ở một siêu thị, mức lương cũng chỉ vài triệu đồng. “Nhà mình có vựa cây cảnh, tuy nhiên sau khi lấy vợ rồi thì mẹ kêu ra buôn bán để biết cực khổ thế nào”. Mọi chuyện thay đổi khi cả hai lần đầu kinh doanh ở Phú Quốc.

Bước đầu, mọi chuyện khá suôn sẻ cho đến khi Covid-19 ập đến, đại dịch này đánh bay giấc mơ làm giàu của hai vợ chồng trẻ. “Vì khách hàng chủ yếu là khách du lịch nên suốt thời gian dịch xảy ra, doanh du tụt dốc nhanh chóng. Lượng khách giảm rất nhiều khiến áp lực từ tiền thuê mặt bằng ngày một lớn, khó mà trụ lại được”, Trinh nói.

Làm giàu tại chính quê hương

Gắng gượng trải qua 2 năm Covid-19, số tiền thu được từ xe bánh mì ở Phú Quốc gần như cạn kiệt. Hai vợ chồng bàn nhau sang lại mặt bằng để về quê, quyết tâm làm lại từ đầu. Biết sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nhưng cả hai động viên nhau không nản chí.

Hai vợ chồng tìm một mặt bằng vừa phải gần nhà, dùng số tiền ít ỏi còn lại và mượn thêm gia đình để gây dựng lại cửa hàng. Trinh và Thái bàn nhau bán lại chính sản phẩm đã từng thành công ở Phú Quốc là chiếc bánh mì kebab. Xe bánh mì có thiết kế bắt mắt, sạch sẽ bước đầu thu hút khách đến ăn. Sau đó hai vợ chồng mạnh dạn nhập thêm các món mới của hệ thống như pizza, mì Ý hay gà rán; nâng cấp xe bánh mì thành một cửa hàng thức ăn nhanh dành cho giới trẻ, rất nổi bật tại TP. Bến Tre.

Trinh hào hứng kể: “Khi nhập về những món mới như vậy thì doanh thu tăng lên rất nhiều, có lúc tăng gấp đôi. Khi mời mọi người dùng thử, khách ưng ý vì giá bình dân, món ăn thơm ngon. Các sản phẩm mới như mì Ý, pizza không chỉ lạ ở cửa hàng của mình mà còn cả trong thành phố cũng không có nhiều nơi bán. Đặc biệt là pizza, các bạn trẻ hay học sinh rất thích vì có lớp phô mai béo thơm, khen rất ngon”.

Cửa hàng khang trang của hai vợ chồng sau dịch Covid-19

Thái tiếp lời: “Hồi mới về cũng gặp nhiều khó khăn, vợ chồng có lúc nản lắm. Sau thời gian bám trụ, sau một năm tụi mình cũng có cửa hàng hoành tráng như vậy”.

Được biết, cửa hàng thức ăn nhanh mà hai vợ chồng 9X đang kinh doanh là mô hình nhượng quyền của Torki Food – đây là một thương hiệu hướng đến người trẻ do nhà khởi nghiệp Lê Quốc Thạch sáng lập. Số vốn bỏ ra không quá nhiều, toàn bộ nguyên liệu và các sản phẩm được công ty nghiên cứu bài bảng và có kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm nên hai vợ chồng Thái không mất quá nhiều công sức vận hành.

“Hiện nay, mặc lượng khách chưa thể đạt như thời điểm đầu bán tại Phú Quốc nhưng khách đang dần quay trở lại, trừ các khoản chi tiêu ở quê thì thu nhập hai vợ chồng tương đối tốt”, Thái nói thêm, điều ông chủ trẻ cảm thấy thích nhất khi mở cửa hàng này là “hương vị bánh mì hay pizza hoặc các sản phẩm trong hệ thống đều có hương vị thơm ngon, bản thân hai vợ chồng cũng rất thích ăn. Nếu so sánh với những chuỗi thức ăn lớn khác cũng không hề thua kém nên rất tự tin để kinh doanh”.

Tâm sự với chúng tôi, Huyền Trinh - cựu sinh viên ngành quản trị nhà hàng khách sạn chia sẻ: “Hồi mới ra trường, bản thân mình cũng loay hoay như bao bạn trẻ khác. Từ khi biết Torki food, cuộc sống của mình đã ổn định hơn rất nhiều. Mình nghĩ nếu bạn trẻ nào muốn khởi nghiệp hoặc thử sức với kinh doanh thì đây là mô hình rất đáng để tham khảo. Dù có khởi nghiệp ở quê như hai vợ chồng mình thì vẫn có cơ hội thành công chứ không nhất thiết phải bám trụ ở thành phố lớn”.

Theo Lê Nam (Dân Việt).

Bình luận